Nobel Kinh tế 2023 vinh danh nghiên cứu về thị trường lao động nữ
Đây là đề xuất chính sách nghỉ hưu trước tuổi được Bộ Nội vụ trình Chính phủ tại dự thảo Nghị định về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Đối tượng áp dụng gồm: cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị do sắp xếp tổ chức bộ máy, bao gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15.1.2019 và người lao động.Theo dự thảo, đối tượng quy định nghỉ hưu trước tuổi, được hưởng các chế độ như sau:Được hưởng trợ cấp hưu trí 1 lần cho thời gian nghỉ sớm. Cụ thể, đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền: Trường hợp có tuổi đời còn dưới 5 năm đến tuổi nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng nghỉ sớm so với thời điểm nghỉ hưu. Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 5 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp bằng 0,9 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng nghỉ sớm so với thời hạn quy định. Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền thì được hưởng bằng 0,5 mức trợ cấp.Ngoài ra, người nghỉ hưu trước tuổi được hưởng chính sách theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và số năm nghỉ sớm như sau: Trường hợp có tuổi còn từ đủ 2 năm đến đủ 5 năm đến tuổi nghỉ hưu và có đủ thời gian đóng BHXH bắt buộc trở lên để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH thì còn được hưởng các chế độ sau: không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định. Được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng BHXH bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng. Trường hợp có tuổi đời còn trên 5 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu và có đủ thời gian đóng BHXH bắt buộc trở lên để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH thì còn được hưởng các chế độ sau:Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; được trợ cấp 4 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định; được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng BHXH bắt buộc.Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng. Trường hợp có tuổi còn từ đủ 2 năm đến đủ 5 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định và có đủ thời gian đóng BHXH bắt buộc trở lên để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB-XH ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH, thì còn được hưởng các chế độ sau: Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định; được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng BHXH bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.Trường hợp có tuổi đời còn dưới 2 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định và có đủ thời gian đóng BHXH bắt buộc để hưởng lương hưu, thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Trường hợp có tuổi đời còn dưới 2 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định và có đủ thời gian đóng BHXH bắt buộc trở lên để hưởng lương hưu, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.APL 2023: Saigon Phantom, V Gaming và Heavy HEAVY sẵn sàng chinh phục danh vọng
Tập đoàn Vingroup - Công ty CP cho biết trên cơ sở buổi làm việc hồi đầu tháng 3 với Sở GTCC và các cơ quan liên quan về quy hoạch hướng tuyến hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM; hướng tuyến đường sắt đô thị kết nối Cần Giờ; cầu Cần Giờ; cầu Thủ Thiêm 4; tuyến đường ven biển, Tập đoàn Vingroup đã nghiên cứu, làm việc với đơn vị tư vấn để báo cáo lãnh đạo Sở GTCC chi tiết nội dung đề xuất xây dựng tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP.HCM đến huyện Cần Giờ.Cụ thể, tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao được nghiên cứu có điểm đầu tại đường Nguyễn Văn Linh (đoạn giữa nút giao với đường Nguyễn Thị Thập với đường Lý Phục Man, phường Tân Phú, Q.7); điểm cuối tại Khu đất 39 ha tiếp giáp dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Đối với đoạn vượt sông Soài Rạp, Vingroup dự kiến làm cầu đường sắt và cầu dưỡng bộ đi chung. Tuyến đường sắt sẽ làm đường đôi, khổ 1.435 mm/đường, đi trên cao với chiều dài 48,5 km, hạ tầng thiết kế với tốc độ 250 km/giờ, tải trọng trục 17 tấn/trục. Tuyến đường sắt được bố trí 2 ga, trong đó 1 depot dự kiến đặt ở Q.7 tại khu đất 20 ha, 1 depot dự kiến đặt khu đất 39 ha, xã Long Hòa huyện Cần Giờ. Tàu đáp ứng năng lực chuyên chở từ 30.000 - 40.000 người/hướng/giờ.Phía Vingoup kiến nghị đầu tư theo hình thức đối tác công tư, sử dụng hình thức hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Hợp đồng BOO). Tập đoàn Vingroup thực hiện việc đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn của mình và nguồn vốn huy động theo quy định của pháp luật, sở hữu và khai thác, vận hành dự án sau khi hoàn thành.Nếu được UBND TP và Sở GTCC thông qua, Vingroup dự kiến ngay trong năm nay hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình các cấp có thẩm quyền đưa vào quy hoạch phát triển đường sắt đô thị và phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư; sau đó triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để chính thức khởi công vào 2026, hoàn thiện vận hành thử và bàn giao dự án vào năm 2028.Trước đó, Sở GTCC và Sở QH-KT thống nhất đề xuất nghiên cứu bổ sung tuyến đường sắt đô thị (loại hình phù hợp) từ trung tâm thành phố đi Cần Giờ. Tuyến đường sắt này xuất phát từ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sau chuyến đi khảo sát, kiểm tra, làm việc tại huyện Cần Giờ năm 2023, sau đó, Thành ủy, UBND TP cũng có chủ trương và chỉ đạo.
Điểm danh những tựa game đình đám ra mắt trong tháng 6
Song song với việc ôn lại quá khứ hào hùng, Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần 3 có rất nhiều chủ đề hướng đến tương lai và công nghệ mới, như ra mắt các website về sách cũng như các khu trải nghiệm sách nói...
Văn bản nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Tân Bình, TP.HCM trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp đến. Cụ thể, Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Tân Bình đề nghị các cơ sở giáo dục tăng cường tuyên truyền cho học sinh về tác hại của các tệ nạn xã hội như cờ bạc, sử dụng các chất kích thích; không được mua các vật dụng liên quan và chế tạo pháo nổ. Nhà trường phải đẩy mạnh giáo dục, định hướng và tổ chức nhiều loại hình vui chơi lành mạnh, giới thiệu cho học sinh những tác phẩm hay, có ý nghĩa giáo dục, biết chọn lọc các thông tin bổ ích trên các mạng xã hội. Cần đa dạng hình thức tuyên truyền để học sinh nắm rõ các văn bản xử phạt nếu vi phạm các tệ nạn xã hội, sử dụng pháo nổ và vi phạm trật tự an toàn giao thông.Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Tân Bình, TP.HCM chỉ đạo lãnh đạo các trường học trong quận: "Nghiêm cấm học sinh tham gia các tệ nạn xã hội, sử dụng pháo và vi phạm trật tự an toàn giao thông trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán. Cho học sinh cam kết không tham gia các tệ nạn xã hội, không để xảy ra các vi phạm về pháo nổ, trật tự an toàn giao thông. Quán triệt, phân công các lực lượng trong nhà trường tăng cường công tác kiểm tra, ngăn ngừa và phát hiện sớm việc học sinh có liên quan đến các tệ nạn xã hội, sử dụng pháo và vi phạm trật tự an toàn giao thông".Bên cạnh đó, quận này yêu cầu nhà trường phải thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời với lực lượng công an, với gia đình học sinh để ngăn chặn, không để xảy ra các vụ việc liên quan đến các tệ nạn xã hội, học sinh vi phạm pháp luật về pháo nổ, về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là tai nạn thương tích do pháo nổ.
Cảm thương nghĩa tình miền Tây từ những ngày hè xanh
Sáng 12.2, sau khi nghe các tờ trình tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều luật Tổ chức Quốc hội và luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Góp ý dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại tổ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) nói, dự thảo luật như một "cuộc cách mạng" trong công tác xây dựng, ban hành văn bản pháp luật khi rút ngắn thời gian từ khi khởi thảo cho tới lúc thông qua từ 22 tháng xuống còn 10 tháng. "Thậm chí theo quy trình rút gọn chỉ còn 2 tháng", bà Hoa nói, cho rằng việc thay đổi này đáp ứng thực tiễn diễn biến nhanh hiện nay.Cũng đánh giá việc rút ngắn, linh hoạt việc soạn thảo, ban hành văn bản pháp luật là thay đổi lớn trong dự án luật sửa đổi lần này, song quyền Chủ tịch UBND Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chỉ ra, việc này cũng có "mặt mất" là rủi ro chất lượng văn bản pháp luật sẽ thấp."Khi ban hành ra sẽ lại có nhiều vướng mắc thực thi do quy định chưa hết các trường hợp hoặc ngôn từ chưa minh bạch. Chưa đánh giá kỹ tác động nên đưa ra quyết định cực đoan. Làm gấp nên người dân và doanh nghiệp không có thời gian chuẩn bị thích ứng, gây xáo trộn sản xuất, thương mại, đời sống", ông Đồng nêu các rủi ro có thể phải đối mặt khi rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản.Cùng đó, ông Hà Sỹ Đồng nhìn nhận, việc rút ngắn thời gian lấy ý kiến, tham vấn, đăng tải công khai cũng làm giảm cơ hội tham gia ý kiến, thậm chí không cho phép tham vấn ý kiến khi thực hiện theo thủ tục rút gọn. Ông Đồng đề nghị, việc đăng tải công khai các dự thảo và lấy ý kiến cần phải được làm kỹ để bổ khuyết cho những rủi ro của quy trình linh hoạt.Đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) thì tán thành khi dự thảo luật bổ sung quy định nâng cao chất lượng báo cáo đánh giá tác động chính sách. Tuy nhiên, ông đề nghị bổ sung yêu cầu cơ quan thẩm định phải đánh giá chất lượng của báo cáo đánh giá tác động chính sách, vì không thẩm định thì vẫn là hình thức.Thảo luận tại tổ TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị quán triệt tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", giao thẩm quyền nhiều hơn cho HĐND cấp tỉnh trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo ông Mãi, tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định cần được cụ thể hóa ngay ở khâu xây dựng thể chế. "Cần giao thêm thẩm quyền cho HĐND cấp tỉnh; mở rộng năng lực xây dựng chính sách cho chính quyền địa phương. Đây là việc hoàn toàn khả thi đối với những địa phương như Hà Nội, TPHCM", ông nói.Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận, T.Ư không nên "ôm" quyền, đặc biệt là trong việc ban hành những văn bản, nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh thường xuyên trong thực tế.Ông phân tích, ngay cả kinh phí xây dựng pháp luật của địa phương, vốn không lớn, cũng được quy định là vừa thực hiện theo cơ chế khoán sản phẩm, vừa theo luật Đầu tư công, dẫn đến nhiều khó khăn, chậm trễ."Kinh phí xây dựng pháp luật không lớn nên làm theo quy định về chi thường xuyên thôi. Giờ vài trăm triệu cũng phải đấu thầu, khám sức khỏe cho cán bộ cũng đấu thầu. Một bệnh viện ở Bình Dương trúng thầu, thế là cán bộ TP.HCM rồng rắn lên Bình Dương để khám", ông Mãi phản ánh.Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM nói, kinh phí xây dựng, ban hành một nghị quyết của HĐND cấp tỉnh chỉ có 30 triệu đồng, mà thực hiện theo luật Đầu tư công thì phải trải qua rất nhiều quy trình thủ tục.Một nội dung khác cũng khiến bà Hạnh băn khoăn là dự thảo luật không quy định rõ việc HĐND ban hành nghị quyết về chính sách đặc thù. Trong 3 năm qua, TP.HCM ban hành 30 nghị quyết về chính sách đặc thù. Tuy nhiên, nay dự thảo hiện hành lại không quy định rõ là tới đây HĐND thành phố có được ban hành chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương hay không. "Tôi đọc hết hồ sơ chưa hiểu lý do vì sao không quy định HĐND ban hành nghị quyết về chính sách đặc thù, trong khi hình thức văn bản pháp quy này rất cần thiết", bà Hạnh phát biểu.